Khi lựa chọn, lắp đặt van điện từ, bên cạnh chất liệu, hình dáng thì vấn đề đo kích thước van điện từ cho phù hợp với hệ thống cũng là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi nếu kích cỡ van to quá hoặc nhỏ đường ống sẽ dẫn đến việc không có độ khít sẽ gây rò lưu chất ra bên ngoài và cuối cùng là mức độ an toàn thấp và có thể gặp tai nạn trong quá trình sử dụng. Vậy kích thước van điện từ chính xác là bao nhiêu? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những thông tin giúp bạn có thể cùng tham khảo nhé!
Xem thêm : cách kiểm tra van điện từ
Van điện từ là một trong các loại van thông dụng, đơn giản đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay. Vậy khi lắp đặt, thi công hoặc thiết kế việc nắm vững kích thước van có ý nghĩa quan trọng thế nào? Tạo điều kiện thuận tiện cho quá trình thiết kế và thi công lắp đặt được nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa. Giúp lựa chọn được chính xác kích thước phù hợp với đường ống để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tiện lợi trong quá trình lắp đặt, đóng gói và vận chuyển. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi lựa chọn lắp đặt đúng kích thước van điện từ vào hệ thống.
Van điện từ trên thị trường hiện nay được thiết kế rất phong phú về chất liệu, hình dáng và kích thước. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, điều kiện sử dụng và môi trường khác nhau mà có nhiều kích thước khác nhau. Dưới đây là những kích thước van được các hãng hay đưa ra:
Chiều cao của van điện từ sẽ được tính toán khoảng cách từ bộ điều khiển điện đến hết thân van. Khi nắm được yếu tố kích thước nó sẽ giúp bạn xác định được không gian lắp đặt có phù hợp với kích thước không để thay đổi. Và bố trí được vật liệu, cách thức đóng gói và vận chuyển phù hợp.
Bạn đang xem : Thông số cơ bản về kích thước van điện từ
Chiều rộng của van điện từ không chỉ là phần đường kính lớn nhất của thân van, đây là khu vực nối với đường ống dẫn, các bích hoặc bộ điều khiển. Nắm được chiều cao của van cũng sẽ giúp khách hàng có được vị trí phù hợp khi lắp đặt và thiết kế, thi công hệ thống.
Chiều dày của van điện từ sẽ được tính từ khoảng cách giữa 2 mặt của thân van, van càng dày khả năng chịu đựng áp lực càng cao. Tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào chất liệu thiết kế của từng sản phẩm.
Kích cỡ của van điện từ cũng được hiểu theo hai dạng như sau: Theo đường kính ngoài của van: sử dụng đơn vị để tính đường kính ống truyền thống là phi (Ø) , tức là mm. Van điện từ phi 21: có nghĩa là đường kính ngoài đường ống là 21mm. Van điện từ phi 27: có nghĩa là đường kính ngoài đường ống là 27mm Van điện từ phi 34: có nghĩa là đường kính ngoài đường ống là 34mm Van điện từ phi 42: có nghĩa là đường kính ngoài đường ống là 42mm Van điện từ phi 60: có nghĩa là đường kính ngoài đường ống là 60mm Theo đường kính trong DN: hay còn gọi là kích thước danh nghĩa là kích thước đường ống chuẩn của châu u và được tính bằng mm. Van điện từ DN 15: có nghĩa là đường kính trong bằng 15mm, đường kính danh nghĩa là 15A và kích thước danh nghĩa DN 15. Van điện từ DN 40: có nghĩa là đường kính trong bằng 40mm, đường kính danh nghĩa là 40A, kích thước danh nghĩa DN 40. Van điện từ DN 50: có nghĩa là đường kính trong bằng 50mm, đường kính danh nghĩa là 50A, kích thước danh nghĩa DN 50. Van điện từ DN 80: có nghĩa là đường kính trong bằng 80mm, đường kính danh nghĩa là 80A, kích thước danh nghĩa DN 80. Van điện từ DN 100: có nghĩa là đường kính trong bằng 100mm, đường kính danh nghĩa là 100A, kích thước danh nghĩa DN 100. Van điện từ DN 200: có nghĩa là đường kính trong bằng 200mm, đường kính danh nghĩa là 200A, kích thước danh nghĩa DN 200.
Trên đây là các kiến thức cơ bản về kích thước van điện từ thông dụng nhất hiện nay. Hy vọng đây là các thông tin chi tiết giúp quý khách hàng có thể nắm bắt được các thông số kỹ thuật cơ bản khi lựa chọn và lắp đặt van điện từ cho phù hợp với hệ thống đường ống.
Xem thêm :
Solenoid valve – van điện từ là như thế nào? | Top 5 câu hỏi về van điện từ thường gặp